2 mẫu văn khấn cô chín những lễ vật nên dâng cô chín

2 mẫu văn khấn cô chín những lễ vật nên dâng Cô Chín cũng như đi đền cô chín để xin gì, đền thờ Cô Chín ở những đâu,… được rất nhiều người quan tâm. Đá mỹ nghệ Tài Tuệ xin chia sẻ tất tần tật những gì liên quan đến cô Chín qua bài viết này để mọi người cùng tham khảo ạ.

2 mẫu văn khấn cô chín những lễ vật nên dâng cô chín
2 mẫu văn khấn cô chín những lễ vật nên dâng cô chín

Lý do có đền thờ Cô Chín

Trong văn hóa tâm linh của nước ta thì Đạo Mẫu ( thờ Mẫu ) là một nền văn hóa chính thống của nước ta. Và đền thờ Cô Chín được lập nên cũng nhờ vào nền văn hóa thờ Mẫu của nước ta.

Vào hồi 17h15 giờ địa phương (21h15 giờ Việt Nam) ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO diễn ra tại thành phố Addis Ababa, Cộng hòa dân chủ Liên bang Ethiopia, di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Khi dân tộc Việt Nam còn theo chế độ mẫu hệ thì tín ngưỡng thờ Mẫu đã được hình thành, nhưng để tín ngưỡng thờ Mẫu chính thức trở thành Quốc đạo thì phải kể đến khi sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Để hình thành nên điện thờ Thánh Mẫu phải kể đến công lao rất lớn của các vua Lê khi đã có công kết hợp tục thờ Mẫu của người miền xuôi và tục Sơn Trang của người miền núi. Trong đó, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ của đạo mẫu của người đồng bằng và Mẫu Thượng Ngàn là chủ sơn trang của người miền núi.
Từ thế kỷ XV, Đạo Mẫu Việt Nam được ra đời. Và ngày giáng thế đầu tiên của Thánh mẫu Liễu Hạnh là năm 1434, tính đến nay đã hơn 600 năm trôi qua. Như vậy, có thể thấy Đạo Mẫu ra đời sau đạo Phật giáo, song tín ngưỡng thờ Mẫu lại được ra đời từ hàng nghìn năm trước đó, có thể trước khi Đức Phật nhập niếp bàn.
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, tại hệ thống thần điện còn có Thánh Bản mệnh, đây là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đến với Mẫu.
Cô Chín là vị tiên nữ nằm trong Tứ Phủ Thánh Cô. Các vị thánh cô trong Tứ Phủ rất đoan trang, diễm lệ, tính tình hiền lành, nết na và là hầu nữ đi theo các Mẫu hay các Chầu.

Truyền thuyết về Cô Chín

Ở Thanh Hóa, có một đền thờ tiên nữ nổi tiếng khắp vùng đó là đền cô Chín Giếng. Người trong vùng hay cúng bái, đọc văn khấn cô Chín Giếng, bởi cô vô cùng linh thiêng. Vậy Cô Chín Giếng là ai?
Theo ông bà xưa kể lại, có rất nhiều truyền thuyết về cô Chín, tuy nhiên có hai tích khá nổi tiếng được mọi người truyền miệng nhau cho đến ngày nay như sau:
Truyền thuyết 1: Cô Chín còn có tên đầy đủ hơn là cô Chín Sòng Sơn. Cô là vị tiên nữ nằm trong Tứ Phủ Thánh Cô, một trong những tục lệ thờ Mẫu tại Việt Nam. Các vị thánh cô trong Tứ Phủ rất đoan trang, diễm lệ, tính tình hiền lành, nết na và là hầu nữ đi theo các Mẫu hay các Chầu.
Dân gian kể rằng, cô Chín có xuất thân là người con gái thứ chín của Ngọc Hoàng Đại Đế – tức thuộc Cửu Thiên Huyền Nữ. Cô Chín thường giáng trần giả trang làm cô gái bán nước trước cổng đền Ba Dội. Cô thông minh, lanh lợi, có tài bói quẻ rất linh nghiệm 1000 quẻ đều chính xác không sai quẻ nào. Một số người phàm ác ý, không hay biết nên chỉ trích cô là yêu quái và tìm cách xua đuổi diệt trừ.
Cô Chín về thưa chuyện lại với Ngọc Hoàng, ra lệnh thu giam hồn phách của họ rồi hành cho nửa dại nửa khờ. Cô Chín khiến những người gây tội phải gặp nạn dữ, điều hiểm như xuống suối sâu, leo núi cao, nửa ma nửa người. Về sau người xưa đã lập đền thờ, cúng bái và đọc văn khấn cô Chín để tỏ lòng tạ tội, thành kính với cô.
Truyền thuyết 2: Cô Chín vốn là tiên nữ đi theo hầu Mẫu tại đền Sòng lâu năm, được giao nhiệm vụ cai quản 9 Giếng. Cô ưa dạo chơi khắp nơi, bốn phương tám hướng nhưng khi đến Thanh Hóa, tỏ lòng cảm mến mảnh đất này nên đã ở lại hội họp tiên nữ xây dựng nhà cửa mà sinh sống. Bởi cô Chín là người có nhiều thần thông quảng đại do đó người dân thờ tự lập đền cúng bái cô.
Người xưa nói về cô Chín thường mặc xiêm y màu hồng đào, múa quạt dâng cúng Mẫu, Vua Chúa. Ai muốn cầu xin điều gì có thể sắm sửa nến đỏ, vòng ngọc hồng dâng lên đều sẽ được cô phù hộ linh ứng. Cũng từ những tích sử này mà văn khấn cô Chín Giếng ra đời và được truyền lại cho đến thời nay.

Đền Cô Chín ở đâu ?

Thực tế, Cô Chín đang được thờ chính tại đền Cô Chín Giếng (Thanh Hóa). Đền Cô Chín Giếng cách đền Sòng Sơn khoảng 1km. Cả hai đền đều thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2 mẫu văn khấn cô chín những lễ vật nên dâng cô chín
Cung cấm thờ Cô Chín tại Đền Chín Giếng
Ngoài Thanh Hóa thì hiện nay Cô Chín còn được thờ vọng ở:
Đền thờ Cô Chín Thượng: Vị trí gần Đền chúa Nguyệt Hồ, ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Đền thờ Cô Chín Suối Rồng: Ngôi đền này còn được gọi với tên khác là Đền Cô Chín Suối hoặc Đền Cô Chín Rồng, nằm ở huyện Đồ Sơn, tỉnh Hải Phòng.
Đền Cô Chín Tây Thiên: Ngôi đền này nằm trong Quần thể khu du lịch tâm linh Tây Thiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đền Cô Chín Đồng Mỏ: Hay còn được gọi là đền Cô Chín Mỏ Ba, hay đền Cô Chín Lạng Sơn. Đền nằm ở lưng chừng một ngọn núi, đường đi khá dốc, do đó để đến được đền Cô thì thực sự phải là người có tâm, có duyên với Cô.
Đền Cô Chín ở Hà Nội:
Tại Hà Nội hiện có một số ngôi đền, miếu thờ vọng Cô Chín. Danh sách các đền, miếu dành cho những con hương nhất tâm muốn đến vái lạy Cô:
  • Đền Sòng Sơn Vọng Từ: Số 35 phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Đền Kim Giang: Số 122 Kim Giang, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
  • Miếu Cô Chín Giếng: Số 86 Hào Nam, Phường Chợ Dừa, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Miếu Cô Chín: Ngõ Lan Bá, Phường Trung Phụng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Miếu Thờ Cô Chín – Gia Quất: Số 32 Ngõ 29 Thượng Thanh, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội (Gần chung cư Royal City Sông Hồng).

Đi đền Cô Chín xin gì ?

Cô Chín là vị tiên cô linh thiêng có nhiều tài phép. Tương truyền Cô là người có tấm lòng thương người rất đáng mến mộ và luôn giúp đỡ những người dân lành nên được người dân ở khắp nơi thờ phụng với lòng tôn kính trọng vọng; mong cô ban phước lành, bình an tới cho muôn dân. Khi đến đền dâng lễ, mọi người đều cầu Sức khỏe – Bình an – Tiền Tài Lộc – Làm ăn kinh doanh suôn sẻ cho bản thân và người thân của mình.

Nên đi đền Cô Chín khi nào ?

Trong suốt thời gian trong năm, bạn có thể ghé thăm đền Cô Chín bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên đây là hai mốc thời gian diễn ra lễ hội chính tại đền Cô Chín:
  • 26/2 âm lịch: Lễ hội rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín sau đó tới đèo Ba Dội.
  • 9/9 âm lịch: Lễ hội chính của đền cô Chín.

Những lễ vật nên dâng lên Cô Chín để xin lộc

Khi đi lễ cô Chín, quý khách có thể tùy tâm sắm lễ chay hoặc lễ mặn. Lễ vật không cần quá cầu kỳ. Điều quan trọng nhất trong một buổi lễ cúng vẫn là sự thành tâm của gia chủ, nếu bạn thật tâm hướng về cô Chín, chắc chắn bạn sẽ nhận lại sự phù trợ từ cô.
2 mẫu văn khấn cô chín những lễ vật nên dâng cô chín
Những lễ vật nên dâng lên Cô Chín để xin lộc
Một số lễ vật cơ bản nhất cần chuẩn bị đó là: Hoa quả, rượu cúng, thuốc lá, trầu cau. Lưu ý, tất cả các lễ vật này nên chọn theo số lẻ để dâng. Ngoài ra, quý khách có thể dâng thêm: võng, nón hài, tiền vàng,…
Cần nhớ rằng, trong mâm lễ dâng hương cô Chín không thể thiếu được hoa. Quan trọng nhất trong mâm lễ là:
  • 12 quả cau
  • 12 lá trầu
  • 9 bông hoa hồng
2 mẫu văn khấn cô chín những lễ vật nên dâng cô chín
Những lễ vật nên dâng cô chín

2 mẫu văn khấn xin lộc cô chín 

Đá mỹ nghệ Tài Tuệ xin chia sẻ 2 mẫu văn khấn cô chín để mọi người tham khảo:
2 mẫu văn khấn cô chín những lễ vật nên dâng cô chín
2 mẫu văn khấn cô chín

Mẫu văn khấn Cô Chín số 1

Đây là bài khấn nôm cho những con hương đi lễ nhà thánh, nhà ngài, còn những thầy đồng chuyên lễ lạy thì sử dụng bài khấn khác với nội dung chi tiết hơn rất nhiều.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
Kính lạy:
– Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa.
– Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.
– Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa.
– Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô.
Con xin cung thỉnh Cô Chín Sòng Sơn, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.
Hôm nay là …
Tín chủ con là ………..
Ngụ tại:……………………………
Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Nhất tâm tưởng, vạn tâm thành tấm lòng thành con hướng đến cô và về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang là chút lễ mọn nhỏ bé con xin kính dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô với tấm lòng chân thành nhất. Con xin thánh cô Chín lắng nghe và thấu đạt lời gọi cầu của con.  Xin cô lắng nghe được tiếng chân thành, tiếng cầu ước xin của con mà về đây phù hộ độ trì.
Là để xin Thánh Cô về nơi đây hôm nay dùng chút hương hoa, dùng chút lòng thành cùng những món lễ vật nhỏ bé dâng lên người. Kính mong và chân thành nhận được sự độ trì và theo dõi của thánh cô bên chúng con.
Tuy lễ vật có sơ sài, có nhỏ mọn nhưng là tất cả là tấm lòng thành, là niềm tin, là sự hy vọng cũng như những gì thành kính nhất con xin dâng tặng đến quý cô. Chút quà mọn nhưng lòng thành cao, mong quý cô sẽ phù trợ.
Con 1 lòng 1 đạo nhất dạ và đêm tưởng ngày mong. Hôm nay chọn ngày lành con dâng lên cô hoa quả đăng trà với tấm lòng cung kính chân thành nhất. Con xin Cô chứng giám cho lòng thành này và lắng nghe tiếng gọi của con, lắng nghe được  những mong muốn, cầu xin của con.
Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật

Mẫu văn khấn Cô Chín số 2

Con nam mô A Di Đà Phật
Con nam mô A Di Đà Phật
Con nam mô A Di Đà Phật
Con Lạy Chín Phương Trời, Mười Phương Chư Phật, Chư Phật Mười Phương
Con Nam Mô thường trụ thập Phương Phật
Con Nam Mô thường trụ thập Phương Pháp
Con Nam Mô thường trụ thập Phương Tăng
Con sám hối con lạy Phật Tổ Như Lai
Con sám hối con lạy Phật Thích Ca
Con sám hối con lạy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Con Nam Mô A Di Đà Phật!
Con sám hối Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ, Địa phủ, Công đồng Tứ phủ vạn linh
Con lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế
Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng
Con lạy Quan Nam Tào, Bắc Đẩu
Con lạy Tứ vị Chúa Tiên, Tứ vị Thánh Mẫu: Mẫu Tửu Trùng Thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu Nghi Thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu, Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu, Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu, Thuỷ Cung Thánh Mẫu.
Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn
Con lạy Đức Ông Trần Triều Hiển Thánh Hưng Đạo Đại Vương, Đức Ông Đệ Tam Cửa Suốt, Nhị vị Vương Cô, Cô Bé Cửa Suốt, Cậu Bé Cửa Đông.
Con lạy Tam vị Chúa Mường
Chúa Mường Đệ nhất Tây Thiên
Chúa Mường Đệ nhị Nguyệt Hồ
Chúa Mường Đệ tam Lâm Thao
Chúa Năm Phương Bản Cảnh
Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn
Quan lớn đệ nhất
Quan lớn đệ nhị giám sát
Quan lớn đệ tam Lảnh Giang
Quan lớn đệ tứ khâm Sai
Quan lớn đệ ngũ Tuần Tranh
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà
Chầu Bà Đệ nhất, Chầu Bà Đệ nhị Đông Cuông
Chầu Đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ
Chầu Đệ tứ Khâm Sai quyền cai bốn phủ
Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương
Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung
Chầu Cửu Đền Sòng, Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng
Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ
Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng
Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ
Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ
Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An
Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô Chín Sòng Sơn
Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải, 12 cửa rừng 12 cửa bể.
Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín Chủ:… Tuổi:…
Ngụ Tại:…
Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái. Nhất tâm tưởng, vạn tâm thành tấm lòng thành con hướng đến cô và về bản cảnh đây, tờ tiền giọt dầu nén nhang là chút lễ mọn nhỏ bé con xin kính dâng lên cửa Phật, cửa Thánh, cửa Cô với tấm lòng chân thành nhất. Con xin thánh cô Chín lắng nghe và thấu đạt lời gọi cầu của con.  Xin cô lắng nghe được tiếng chân thành, tiếng cầu ước xin của con mà về đây phù hộ độ trì.
Là để xin Thánh Cô về nơi đây hôm nay dùng chút hương hoa, dùng chút lòng thành cùng những món lễ vật nhỏ bé dâng lên người. Kính mong và chân thành nhận được sự độ trì và theo dõi của thánh cô bên chúng con.
Tuy lễ vật có sơ sài, có nhỏ mọn nhưng là tất cả là tấm lòng thành, là niềm tin, là sự hy vọng cũng như những gì thành kính nhất con xin dâng tặng đến quý cô. Chút quà mọn nhưng lòng thành cao, mong quý cô sẽ phù trợ.
Con 1 lòng 1 đạo nhất dạ và đêm tưởng ngày mong. Hôm nay chọn ngày lành con dâng lên cô hoa quả đăng trà với tấm lòng cung kính chân thành nhất. Con xin Cô chứng giám cho lòng thành này và lắng nghe tiếng gọi của con, lắng nghe được  những mong muốn, cầu xin của con.
Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.
Con nam mô A Di Đà Phật
Con nam mô A Di Đà Phật
Con nam mô A Di Đà Phật

Những điều cần lưu ý gì khi hành hương tại đền Cô Chín

Về trình tự dâng lễ: Du khách nên khấn vái trước ban thờ bên ngoài để xin phép các quan cai quản tại đền. Tiếp đó, du khách dâng lễ tại một trong các cung trong đền và đọc văn khấn. Sau đó, chờ khoảng 1 tuần hương thì hạ lễ.
– Về lễ vật: Du khách nên chuẩn bị lễ vật ngay từ ở nhà kẻo vào ngày hội sẽ có rất đông người. Tuy nhiên, nếu chưa kịp chuẩn bị lễ, thì du khách có thể sắm lễ tại các sạp hàng đối diện đền; ở đó có bán đủ lễ mã, lễ mặn, lễ chay và viết sớ cho du khách.
Ở phía bên phải ngôi đền là khu vực sắp lễ, có đầy đủ kích thước mâm lễ cho du khách sử dụng. Tuy nhiên, sau khi làm lễ xong du khách nên trả lại đúng vị trí. Phía bên trái đền là khu vực hóa sớ.
Xem Thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *